Tháng 7 âm lịch trong dân gian còn gọi là tháng "cô hồn", vì thế nhiều người vẫn kiêng kỵ không đi đâu chơi xa vào tháng này. Sau 1 tháng bị giam cầm, các "phượt" thủ nô nức chuẩn bị chinh phục các địa điểm quen thuộc như mùa lúa vàng của Tây Bắc, mùa nước nổi tại Miền Tây hay mùa hoa dã quỳ mơ màng của Đà Lạt.

Các "phượt" thủ thường chọn xe máy làm bạn đồng hành cho mình trong chuyến đi thay vì gà gật trên xe khách. Vì thế trước khi bắt đầu cuộc hành trình, một cuộc "khám bệnh" toàn diện cho bạn đồng hành là điều cần thực hiện, cùng với đó những trang bị cơ bản như túi chống ẩm, áo mưa cần ít nhất 2 cái, bộ dụng cụ vá xe, cùng một số vật dụng y tế đơn giản có thể sơ cứu trên đường cũng cần chuẩn bị chu đáo.

Mùa lúa vàng Tây Bắc:

Vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang tại vùng núi Tây Bắc. Ảnh: Mèo Già.
Vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang tại vùng núi Tây Bắc. Ảnh: Mèo Già.

Tháng 9,10 luôn thu hút nhiều du khách tìm về các địa danh tại vùng núi Tây Bắc để thưởng thức mùa lúa vàng chín rộ. Từ Mộc Châu Sơn La, Mù Cang Chải, Sapa, Hà Giang Hoàng Su Phì hay Tú Lệ, Yên Bái, Lào Cai đều khoác lên mình bộ áo vàng ươm của lúa chín.

Để đến các địa danh tại đây các du khách hay "phượt" thủ thường chọn cho mình yên vị trên xe khách khi xuất phát từ Hà Nội. Nếu từ Sài Gòn bạn có thể đón xe khách, tàu hỏa hay máy bay đến Hà Nội. Bên cạnh đó cũng có nhiều người chọn xe máy làm bạn đồng hành để có thể thưởng thức vẻ đẹp của núi rừng và chinh phục 1 trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng Tây Bắc là đèo Khau Pạ.

Ảnh: Mèo Già.
Ảnh: Mèo Già.

Sau hành trình dài, "phượt" thủ sẽ đón nhận vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang mê hoặc màu vàng hay những lớp sương dày ấn hiện trong làn khói tinh mơ. Bên cạnh đó những vẻ đẹp bình dị của núi rừng Tây Bắc như phiên chợ sớm, ngôi nhà tranh giữa các ruộng bậc thang hay lũ trẻ con nô đùa bên dòng suối nhỏ cũng để lại những ấn tượng khó phai

Bên cạnh mùa lúa vàng, tháng 11 Hà Giang hay Lào Cai còn đón hàng nghìn du khách đổ về đây chiêm ngưỡng mùa hoa tam giác mạch. Trong đó huyện Xí Mần nằm phía Tây Bắc của Hà Giang thu hút nhiều lượt khách tham quan nhất. Ngoài ra một số địa danh như cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú hay còn gọi là cực bắc Việt Nam, cũng là điểm đến thú vị không kém..

Chi phí cho hành trình lên Tây Bắc, xuất phát từ Hà Nội dao động từ 4-6 triệu đồng, trong đó nếu đi xe khách lên bạn có thể, mướn xe máy với giá từ 150.000- 250.000 /ngày. Giá phòng tại nhà dân từ 120.000 đến 250.000 đồng /đêm. Nếu đi bằng xe máy, đường đi quanh co đèo dốc cần cẩn trọng, một số trang bị thêm như thiết bị dò đường GPS, sạc dự phòng quần áo gió cũng cần chuẩn bị trước.

Mùa nước nổi tại Miền Tây:

Cây Bẹo

"Cây Bẹo" giúp người bán hàng rao những mòn đồ mình có. Ảnh: Facebook.

Cứ đến tháng 8 âm lịch cho đến hết tháng 10 dân "phượt" lại đổ về các tỉnh Miền Tây như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ để thưởng thức mùa nước nổi do thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Quốc lộ 1A là con đường chính dẫn đến các tình Miền Tây sông nước trù phú.

Từ các đặc sản vùng nước nổi như con cá linh non, bông điên điển cho đến những cánh đầm sen bát ngát nở rộng hay cảnh mua bán tấp nập trên chợ nổi Cái Răng vào sáng tinh mơ cũng khiến du khách không khỏi bị mê hoặc trước vẻ đẹp ấn tượng nơi đây.

Khoảng cách từ Đồng Tháp, An Giang hay Cần Thơ đến TP.HCM chỉ từ 170 km đến 250 km nên thích hợp cho 2 ngày nghỉ cuối tuần. Trước khi về Miền Tây bạn nên tham khảo thời tiết cũng như những nơi vui chơi cần đến. Một số địa điểm vui chơi cần thiết khi đến vùng sông nước:

Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia, cách TP.HCM 170 km. Du khách về đây có thể chiêm ngưỡng cánh đồng sen bát ngát nở rộ vào tháng 8,9, hay các khu du lịch như Xẻo Quýt, khu sinh thái Gáo Giồng, làng hoa Tân Quy Đông, vườn quốc gia Tràm Chim nơi cư trú của loài sếu đầu đỏ quý hiếm. Nhà nghỉ tại đây có giá dao động từ 250.000- 500.000/1 đêm, tuy nhiên nếu khéo léo bạn có thể sinh ở nhờ trên ghe của những ngư dân vừa tiết kiệm chi phí lại mang đến trải nghiệm thú vị.

Cách TP.HCM 250 km vì thế cứ vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm nhiều người đổ về An Giang để thưởng thức mùa lễ hội đua bò danh tiếng, bên cạnh đó rừng tràm Trà Sư, chợ Châu Đốc, Núi Sam, Núi Cấm, Búng Bình Thiên hay Hồ Tà Pạ cũng là các điểm đến lôi cuốn du khách.

Lênh đênh trên sông nước là một trải nghiệm thú vị khi về vùng nước nổi. Ảnh: Lala Nguyễn.
Lênh đênh trên sông nước là một trải nghiệm thú vị khi về vùng nước nổi. Ảnh: Lala Nguyễn.

Ngoài ra các đặc sản mùa nước nổi như nồi lẩu cá linh, cá lóc với bông điên điển là một trải nghiệm ẩm thực khó quên đối với ai từng đặt chân đến vùng nước nổi này. Giá phòng ở đây mềm hơn từ 150.000 - 300.000 đồng 1 đêm, tất nhiên trải nghiệm trên ghe cũng là một cách thú vị khi du lịch về đây.

Nếu muốn trải nghiệm vẻ đẹp vùng sông nước trên những chiếc ghe chất đầy các loại hàng hóa trái cây thì bạn nên về Cần Thơ trung tâm của các tỉnh Miền Tây cách TP.HCM 200 km. Chợ nổi Cái Răng là một trong những phong tục có từ lâu đời tại đây, cứ 5h sáng những chiếc xuồng, ghe chất đây các loại hàng hóa trái cây lênh đênh trên sông nước buôn bán. Thậm chí hoạt động bán đồ ăn sáng cũng diễn ra giữa mênh mông sông nước khá thú vị.

Để tham gia, khách du lịch có thể thuê tàu với mức giá dao động từ 200.000 đến 600.000 đồng tùy lượng khách. Đặc điểm để nhận dạng mặt hàng buôn bán trên các xuồng, ghe là "cây bẹo". Ngoài ra, một số điểm tham quan khác như Vườn cò Bằng Lăng, các nhà vườn trái cây tại huyện Phong Điền và cù lao Tân Lộc. Mức giá cho nhà nghỉ tại đây khá đắt từ 420.000 đến gần 1 triệu đồng 1 đêm.

Đà Lạt mùa hoa dã quỳ:

img

Những "cánh đồng" hoa dã quỳ nở rộ vào cuối tháng 10. Ảnh: Facebook.

Cứ độ vào cuối tháng 10 sắc hoa đã quỳ lại tràn ngập trên thành phố sương mù Đà Lạt. Nhiều du khách lên đây tìm chút không khí se lạnh cùng vẻ đẹp của loài hoa dại này. Từ TPHCM có nhiều hướng đi theo đó 2 cung đường được dân "phượt" ưa chuộng là quốc lộ 20 lên thẳng Đà Lạt, hay hành trình cung đường ven biển đến Nha Trang đỗ đèo Long Lanh (Omega) xuống thành phố ngàn hoa.

Ngoài hoa dã quỳ cùng một số địa danh quen thuộc như Langbiang, hồ than thở, đồi thông hai mộ, thung lũng tình yêu, một số địa điểm mới như đồi chè Cầu Đất, đỉnh Hòn Bồ, làng Cù Lần, Suối Vàng-Suối Bạc, hồ Tuyền Lâm, hay săn Ray tại Trại Mát-Xuân Thọ đang thu hút nhiều bạn trẻ khám phá.

img

Săn Ray thu hút nhiều người mê chụp ảnh lên Đà Lạt. Ảnh: Facebook.

Ngoài ra nhiều "phượt" thủ còn kết hợp khám phá Đà Lạt và chinh phục một phần cung đường ven biển Nam Trung Bộ với những con đường nhựa bám "lưng" biển đầy ngoạn mục. Với cung đường ven biển được dân mạng bình chọn đẹp nhất Việt Nam này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị không kém.

Chi phí cho hành trình khám phá Đà Lạt 3 ngày 2 đêm vào khoảng 1 triệu đồng, trong đó nếu chọn cung đường biển mức chi phí chỉ đội lên khoảng hơn 2 triệu đồng.

Cảnh sắc thnah bình giữa cung đường ven biển đến Khánh Hòa.

Những "cánh đồng" hoa dã quỳ nở rộ vào cuối tháng 10. Ảnh: Facebook.

Bên cạnh 3 địa điểm trên, các "phượt" thủ còn chinh phục thêm cung Tây Nguyên, cực nam đất mũi Cà Mau, cực đông mũi đôi Khánh Hòa, cực Tây A Pa Chải hay thác Bản Giốc, Cao Bằng.

Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ trong dịp mùa "lễ hội" sắp tới.